Trong một khoảng thời gian dài, vải đũi luôn phải chịu sức ép trước trang phục thời thương từ các tín đồ thời trang. Thế nhưng, mọi việc trở nên đảo lộn hoàn toàn khi chất liệu vải này trở thành cơn sốt trong giới trẻ Việt. Vậy, điều gì làm nên xu hướng thời trang này? Cùng với Hoa Anh Đào tìm hiểu cụ thể ngay dưới bài viết sau bạn nhé!
Nguồn gốc vải đũi
Vải đũi là chất liệu vải được sản xuất từ các sợi đũi, đây là phần thừa ra trong quá trình ươm tơ tằm. Phế liệu vải đũi chiếm tỷ lệ 60% số lượng trong quá trình nuôi, 40% sử dụng để dệt lụa.
Thực tế, vải đũi được xem là loại lụa tơ tằm, có vẻ đẹp mộc mạc. Chúng chỉ khác về nguyên liệu đầu vào, kiểu dệt và công đoạn xử lý. Đặc biệt, chất liệu vải đũi còn có tên gọi khác là vải lanh. Vải lanh được nhuộm bằng trái mặc nưa, khá giống với vải bố song, vải thô nhưng vẫn có được độ mịn tự nhiên từ tơ tằm.
Ưu nhược điểm của chất liệu vải đũi
Dưới đây, Hoa Anh Đào sẽ chia sẻ một số ưu nhược điểm nổi bật của chất liệu vải đũi để các bạn quan tâm có thể nắm rõ:
Về ưu điểm chất liệu vải đũi
-
Nhẹ nhàng và mềm mại
Cảm giác đầu tiên khi mặc quần áo may bằng vải lanh chính là mềm mại, nhẹ nhàng và thoải mái. Vải lanh xốp, siêu nhẹ, cách nhiệt và cách ẩm hiệu quả. Do đó, vải đũi không bám dính lên cơ thể người mặc khi ra mồ hôi như vải cotton, vải lụa, vải thô. Nếu so với vải len, vải lanh không gây tích điện vào ngày đông lạnh giá.
-
Thoáng mát
Vải đũi có kết cấu từ nhiều khoảng hở, đem lại cảm giác mát mẻ và thoáng mát cho người mặc. Không khí sẽ được luận chuyển xuyên qua sợi vải một cách dễ dàng, hạn chế tối đa tình trạng bị bchs hay dính dớp khó chịu.
-
Nguyên liệu tự nhiên
Vải lanh thường ứng dụng phần thừa trong quá trình nuôi tằm nên thân thiện với môi trường. Vải khi không sử dụng có khả năng phân hủy sinh học nhanh chóng. Các chuyên gia còn đánh giá vải đũi đảm bảo an toàn cho sức khỏe của người dùng hơn so với vải tổng hợp hay vải nhân tạo.
-
Hiệu ứng co nhăn tốt
Nếu các chất liệu vải khác trên thị trường, hiện tượng co nhăn là dấu chất lượng vải giảm sút thì đối với vải đũi sẽ ngược lại. Sau khi quần áo vải lanh được giặt khô, các nếp nhăn trên quần áo càng co lại, đều và nhỏ hơn. Nếu bạn là tín đồ thời trang, có thể thỏa sức sáng tạo ra bộ trang phục hoàn hảo hoặc phối đồ phù hợp để tôn lên cá tính riêng của bản thân.
-
Dễ dàng giặt giũ
Vải đũi có cấu tạo mỏng, nhẹ và đặc biệt rất mềm nên dễ dàng vệ sinh. Vải lanh càng được giặt nhiều lại càng mềm mại và không bị thay đổi kết cấu sợi hoặc giãn chảy. Vải lanh thường nhanh khô và không để lại mùi hôi khó chịu nên người mặc không phải lo lắng về việc vải để lại mùi vào ngày nồm ẩm.
-
Vải đũi có giá thành rẻ
Hiện nay, giá thành của vải đũi thường dao động từ 100 đến 250.000 đồng/mét. Trung bình mỗi loại vải lanh sẽ có một mức giá khác nhau. Phụ thuộc vào mục đích sử dụng và điều kiện tài chính để bạn lựa chọn mẫu vải ưng ý nhất.
Nhược điểm vải đũi
Bên cạnh các ưu điểm nổi bật trên, chất liệu vải lanh cũng tồn tại một vài hạn chế nhỏ sau:
- Sợi tự nhiên nên quần áo dễ bị nhăn và hình thành các nếp gấp.
- Nếu bạn không biết cách bảo quản, quần áo bằng vải đũi dễ bị nhăn hơn.
Quy trình sản xuất vải đũi ra sao?
Dưới đây là các bước cơ bản trong quy trình sản xuất chất liệu vải đũi mà chị em không nên bỏ qua:
Bước 1: Nấu sợi
Vải đũi được dệt theo phương pháp truyền thống với nguyên liệu đầu vào được gọi là đũi tằm hay lụa thô. Vải lanh được lấy trực tiếp từ kén tằm. Nếu so với chất liệu vải lụa, sợi đũi có kích thước to hơn. Sau khi thu hoạch kén tằm xong, xưởng may sẽ nấu kỹ cho đến khi chúng mềm ra.
Bước 2: Tiến hành kéo sợi đũi
Sau khi nấu xong, thợ sẽ kéo sợi đũi vào chậu nước. Thường khâu kéo đũi để tạo ra vải đũi này được thực hiện bằng tay hoàn toàn và đây cũng là bước quan trọng nhất trong quá trình sản xuất.
Bước 3: Tiến hành phơi sợi
Mỗi sợi đũi sẽ được vun lại thành nhiều sợi dài. Sợi đũi sẽ được mang đi phơi khô hoàn toàn rồi mới chuyển vào để thực hiện công đoạn tiếp theo, đó chính là dệt vải.
Bước 4: Tiến hành dệt vải đũi
Hầu hết các sợi đũi khi khô sẽ được vun lại để mang đi dệt vải. Người thợ thủ công khi thực hiện bước này cần phải thận trọng, tập trung để tạo ra tấm vải đẹp nhất. Thành phẩm tạo ra vải đũi có thể được sản xuất thành quần áo, khăn, phụ kiện,…
Phân loại chất liệu vải đũi trên thị trường
Trên thị trường hiện nay, vải lanh được chia làm các loại cơ bản sau: Vải lanh thô, vải lanh thêu hoa và vải lanh xước. Trong đó:
Vải đũi thô
Vải lanh thô hay còn gọi là lụa Tussah, đây là chất liệu vải phổ biến trong ngành thời trang. So với vải lụa, vải lanh thô vẫn giữ được độ bóng nhẹ nhưng vãn có mặt thô đặc trưng. Vải lanh thô có khả năng giữ ấm tốt vào mùa đông. Các nhà thiết kế có thể sử dụng nó để tạo các mẫu sơ mi, quần short, váy liền, vest,…
Vải đũi thêu hoa
Đây là chất liệu vải lanh được tín đồ thời trang trẻ yêu thích nhờ sự hiện đại, trẻ trung. Đặc biệt, vải lanh thêu hoa phù hợp với các chị em phụ nữ. Chất liệu vải này được thiết kế với nhiều kiểu trang phục khác nhau như: Khăn quàng, cà vạt, váy,…
Vải đũi xước
Khăn quàng cổ, áo dài, sơ mi,…là các sản phẩm được sản xuất từ chất liệu vải lanh xước. Ưu điểm của chất liệu vải này chính là độ mềm mịn và thoáng mát cao. Được ưa chuộng sử dụng vào ngày hè nắng nóng. Ngoài ra, vải lanh còn xuất hiện nhiều phiên bản biến tấu khác như: Đũi chun, đũi thái, đũi cotton, đũi nhật,…Mỗi đơn vị sản xuất sẽ có một cách pha chế khác nhau để hạ thấp giá hoặc thay đổi tính năng theo ý muốn.
Ứng dụng vải đũi trên thị trường
Vải đũi được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực thời trang hè. Chất liệu vải nhẹ, mỏng, mát nhưng vẫn toát lên vẻ đẹp trẻ trung, lịch thiệp. Người mặc có thể dùng để đi làm, đi chơi, dự tiệc.
Một số món đồ áo bằng vải lanh đang thuộc xu hướng hiện nay có thể kể đến như: Quần thắt nơ, váy quấn, sơ mi,…Dưới bàn tay khéo léo của các nhà thiết kế hiện đại, vải lanh từ nhìn đứng tuổi đã mang hơi thở thời thường hơn. Chúng không làm mất đi vẻ đẹp đơn giản, dịu dàng mà vô cùng phóng khoáng của người mặc.
Kết luận:
Vậy là các bạn đã cùng với Hoa Anh Đào điểm qua nguồn gốc, đặc điểm của chất liệu vải đũi đang được yêu thích trên thị trường. Hy vọng với những thông tin trên sẽ hữu ích cho các bạn đang quan tâm, tìm hiểu về chất liệu vải này. Nếu còn điều gì chưa nắm rõ, đừng ngần ngại liên hệ cho Hoa Anh Đào theo địa chỉ sau để được hỗ trợ kịp thời bạn nhé!