Một chiếc áo sơ mi được đánh giá đẹp, chất lượng, bên cạnh khâu thiết kế tỉ mỉ, chuyên nghiệp thì chất liệu cũng chiếm tỷ lệ 50%. Từ áo sơ mi thời trang cho đến áo sơ mi đồng phục đều được may bằng các chất liệu vải sơ mi riêng phù hợp. Hãy cùng với Tiểu Cảnh Sân Vườn điểm qua top 4 chất liệu vải may áo sơ mi được ưa chuộng nhất năm 2021 ngay dưới bài viết sau bạn nhé!
Chất liệu vải sơ mi Kate
Đây là dòng vải may áo sơ mi được ưa chuộng nhất trên thị trường hiện nay. Vải Kate thuộc dòng vải tầm trung, được dùng để may đồng phục cho nhân viên văn phòng, học sinh,…
Để tạo ra được chất liệu vải sơ mi, đơn vị sản xuất sẽ dệt sợi TC được làm từ chất liệu sợi bông cotton tự nhiên và chất liệu sợi Polyester nhân tạo. Nhờ đó, vải không bị cứng, đảm bảo được độ mềm mại và có khả năng thấm hút mồ hôi tốt. Người mặc áo sơ mi vải Kate luôn có cảm giác thoáng mát, thoải mái và dễ chịu. Thêm một lý do giúp vải Kate được ưa chuộng chính là bền màu và không bị nhăn khi giặt sấy.
Các dòng vải sơ mi Kate
Trên thị trường hiện nay, vải may áo sơ mi Kate có đa dạng mẫu mã, kích thước để khách hàng thỏa sức lựa chọn: Vải Kate Silk, vải Kate Ý – USA, vải Kate Polin, vải Kate Ford, vải Kate Hàn Quốc.
Về ưu nhược điểm của vải sơ mi Kate
Vải Kate phù hợp với phân khúc bình dân. Chất vải mềm mịn, ít nhăn và thoáng mát nhưng có giá thành cực kỳ hợp lý. Bên cạnh đó, vải may áo sơ mi Kate còn bền bỉ, ít bị phai màu nên trở thành sự lựa chọn số 1 của các đơn vị kinh doanh thời trang.
Dù sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật về chất liệu, giá cả và độ bền nhưng vải may áo sơ mi Kate chỉ có thể ứng dụng may áo sơ mi cùng một vài kiểu áo đơn giản theo phong cách thanh lịch. Nếu bạn muốn may chiếc áo thời trang, mềm mại thì chất liệu vải Kate chưa phải là sự lựa chọn số 1.
Cách sử dụng và bảo quản vải sơ mi
Trong quá trình sử dụng và giặt áo may từ chất liệu vải Kate, sẽ dễ xảy ra tình trạng xù lông. Vậy nên, bạn hãy lộn trái mặt áo sơ mi để giặt. Nếu áo sơ mi trắng, bạn nên giặt riêng để tránh tình trạng lẫn lộn màu. Bên cạnh đó, bạn không nên phơi áo trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời khiến áo nhanh bị phai màu.
Chất liệu vải sơ mi Kaki
Kaki là chất vải quá đỗi quen thuộc đối với người tiêu dùng Việt. Đây là loại vải đa năng, được dùng để may đo nhiều bộ trang phục trong các môi trường khác nhau. Vải Kaki dùng để may áo sơ mi cũng là sự lựa chọn số 1 của không ít người.
Vải Kaki được hình thành từ sự kết hợp giữa Polyester và Cotton không nhăn. Nhờ đó, áo sơ mi được làm từ vải kaki đem đến cảm giác thoáng mát, không tù bí hay gò bó cho người mặc. Riêng thành phần Polyester, được làm từ sợi tổng hợp với bề mặt cứng, dày, đem lại nhiều ưu điểm nổi bật như không bị co giãn sau giặt. Khả năng chống cháy của áo cao.
Các loại vải sơ mi Kaki
Tính đến nay, vải Kaki được chia làm 2 loại chính là:
- Vải Kaki thun: Loại vải này có độ co giãn cao nhờ sợi Spandex được thêm vào.
- Vải Kaki không thun: Loại vải này giữ được độ cứng và ít bị nhăn nên khả năng lên form và lên dáng chuẩn.
Lưu ý: Dù không mềm mại, co giãn giống với vải thun nhưng chất liệu vải Kaki không thun vẫn được dùng để may áo sơ mi dành cho nam giới. Bởi chúng lên form cứng cáp và trông sang trọng.
Ưu nhược điểm của vải sơ mi Kaki
Vải Kaki có ưu điểm nổi bật là bền, không nhăn và mát. Bên cạnh đó, khi thêm các sợi Spandex, vải Kaki còn có khả năng hút ẩm và độ co giãn tốt. Ngoài ra, vải may áo sơ mi Kaki còn có đa dạng họa tiết và màu sắc khác nhau, phù hợp với nhiều giới tính và mọi lứa tuổi.
Nếu bạn muốn may chiếc áo sơ mi với thiết kế cầu kỳ hoặc bồng bềnh, mềm mại thì vải Kaki cần được loại đầu tiên. Thêm một nhược điểm nhỏ nữa của vải Kaki chính là giá thành tương đối đắt.
Cách sử dụng và bảo quản vải sơ mi Kaki
Khi giặt giũ và bảo quản áo sơ mi bằng vải Kaki, bạn cũng nên lộn trái và tránh phơi dưới ánh nắng trực tiếp của mặt trời. Bên cạnh đó, bạn cũng nên ưu tiên giặt tay thay vì cho áo vào máy để bảo vệ cấu trúc sợi vải. Đồng thời, giữ cho vải được bền lâu hơn. Khi cho áo vào tủ cất, bạn nên treo thẳng áo, không nên gấp để đảm bảo áo được giữu form chuẩn và không bị nhàu.
Chất liệu vải sơ mi Nano
Nano là chất liệu vải mới được các chuyên gia sáng tạo để may áo sơ mi. Loại vải này dùng hàng tỷ sợi nhỏ và trung bình mỗi sợi dài 10 nanomet. Chúng được nhúng vào bên trong vật liệu truyền thống như vải lanh, bông. Nhờ đó, thành phẩm tạo thành vừa có ưu điểm siêu mát, siêu nhẹ, khả năng thấm hút mồ hôi cực kỳ tốt.
Dưới đây là một số đặc điểm nổi bật của vải may áo sơ mi Nano:
- Chất vải Nano mềm mại, khả năng thấm hút nhanh chóng và cực kỳ thoáng mát.
- Vải Nano nhanh khô hơn so với chất vải Cotton lên đến 4 lần dựa vào công nghệ 3D nhanh khô Quick Dry 3D.
- Sợi Nano may trang phục áo sơ mi là sợi mảnh nhỏ, chúng nhỏ hơn sợi tóc. Do đó, mặt vải thường đanh hơn, không mất nhiều thời gian là ủi ảo.
Chất liệu vải sơ mi Poplin
Để tạo ra vải may áo sơ mi Poplin, người ra sẽ dệt bằng sợi ngang và sợi dọc cùng chỉ số. Phương pháp dệt loại vải này tương đối giống với dệt Plain weave nhưng điểm khác biệt chính là vải Poplin sợi dọc được nén chặt hơn so với sợi ngàng.
Một số ưu điểm nổi bật của chất liệu vải sơ mi Poplin mà khách hàng không nên bỏ qua như sau:
- Trọng lượng vải nhẹ.
- Khả năng hút ẩm cao.
- Khả năng thấm hút mồ hôi tốt, mang lại cảm giác thoải mái và thoáng mát cho người mặc.
- Áo sơ mi làm từ vải Poplin có thể ủi ngay cả khi đạt nhiệt độ cao.
- Là dòng vải thân thiện với môi trường, đảm bảo an toàn cho sức khỏe của người mặc.
Bên cạnh các ưu điểm nổi bật trên, vải Poplin cũng tồn tại một số hạn chế nhỏ như: Vải có thể bị co rút nhẹ trong quá trình sử dụng; giá thành của vải khá cao vì quá trình sản xuất có bước phức tạp.
Khi giặt áo sơ mi làm từ vải Poplin, bạn không nên giặt với nhiệt độ quá 40 độ C. Nếu được bạn nên giặt tay thay vì giặt máy để tránh tình trạng vải nhanh bị nhàu nát.
Kết luận:
Vừa rồi chúng tôi đã chia sẻ xong top 4 chất liệu vải sơ mi được ưa chuộng nhất năm 2021. Ngoài các chất liệu nổi bật trên, còn có một số dòng vải được nhiều nhà thiết kế lựa chọn để may áo sơ mi như: Vải voan, vải lụa và vải thô. Tùy thuộc vào nhu cầu, sở thích và điều kiện tài chính của bản thân để bạn lựa chọn chất liệu vải phù hợp nhất nhé!