So sánh công nghệ in chuyển nhiệt và công nghệ in lưới

Với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, rất nhiều công nghệ in ấn mới đã được ra đời và phổ biến trong cuộc sống. Nổi bật nhất trong số này là công nghệ in chuyển nhiệt và in lưới (hay còn gọi là in lụa). 

 

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn ưu nhược điểm và sự khác biệt giữa in chuyển nhiệt và in lưới. Mời các bạn cùng tham khảo nhé.

 

  In chuyển nhiệt In lưới (in lụa)
Khái niệm In chuyển nhiệt thường được dùng để in lên các sản phẩm áo thun khi họa tiết in có độ phức tạp cao, nhiều màu sắc, sử dụng phổ biến trong in áo thun. In lưới (hay in lụa) là một dạng kỹ thuật in dựa trên nguyên lý mực thấm qua lưới hình ảnh sẽ được in lên bề mặt vật liệu bởi trước đó một số mắt lưới in đã được bịt kín bằng hóa chất.
Chất liệu in Mực nhiệt sẽ thấm trực tiếp vào từng sợi vải nên độ bền màu cao, màu sắc trung thực, hình ảnh rõ nét, thích hợp in áo đôi, áo có số lượng ít và màu sắc nhiều hay màu chuyển. In lưới dùng chất liệu chủ yếu là in mực cao su. In mực cao su lên áo sẽ có độ đàn hồi cao, hình in bóng và có độ nổi. Độ dày và bóng của hình in phụ thuộc vào số lớp in và chất liệu mực.
Kĩ thuật in Hình in được in trực tiếp từ phần mềm Adobe Illustator lên giấy in chuyển (trung gian), sau đó mới đặt tờ giấy này lên áo và dùng hơi nóng của máy ép nhiệt để chuyển hình in từ giấy sang áo. Dù in thủ công hay in máy thì yêu cầu quan trọng nhất đối với bàn in là phẳng, chắc và có độ đàn hồi nhất định để khuôn in có thể tiếp xúc đều với mặt sản phẩm in.
Nhược điểm In trên các màu vải sáng, đôi khi hình bị bể mặt khi kéo giãn áo quá mức. Bản in chấp nhận được, độ nét tạm, mất nhiều thời gian để chuẩn bị.

 

Trả lời