Tính chất, ưu nhược điểm nổi bật của vải cotton

Chất liệu vải cotton khi đốt thường lâu tàn và không có mùi khét, không bị quéo

Cotton là chất liệu vải phổ biến trên thị trường hiện nay mà khi nhắc đến chúng, ai cũng đều biết. Thế nhưng, khi được hỏi tính chất, ưu nhược điểm của vải cotton thì không phải người nào cũng nắm được. Vậy nên, bài viết dưới đây Hoa Anh Đào sẽ chia sẻ rõ chủ đề này để các bạn quan tâm có thể nắm rõ.

Vải cotton là gì?

Đây là chất liệu vải được cấu tạo từ các sợi vải tự nhiên, nguyên liệu chính là sợi bống và chất hóa học. Sợi bông làm nên vải cotton có khả năng thấm hút nước cao lên đến 65% so với trọng lượng. Dù thấm nước nhanh, nhưng sợi bông vải lại thấp nước chậm. 

Chúng khi được nhúng vào nước sẽ trở nên dẻo dai và bền hơn đối với chất kiềm. Ngược lại, sợi bông sẽ không bền đối với chất axit. Vì thế, quần áo làm từ vải thun luôn có độ bền cao dù giặt và sử dụng nhiều lần.

Vải cotton
Sợi bông làm nên vải cotton có khả năng thấm hút nước cao lên đến 65% so với trọng lượng

Tính chất vải cotton

Như chúng tôi vừa mới chia sẻ ở trên, vải cotton được làm từ sợi bông nên chúng sẽ giúp cho vải thun sở hữu nhiều tính chất tuyệt vời sau:

Đối với tính chất vật lý

Sợi bông thường có độ mềm mịn và dẻo dai cao. Nhờ đó, vải thun có tính chất mềm mịn và độ bền bỉ cao. Tuy nhiên, vải cotton dễ bị nhăn khi giặt máy giặt. Mức độ nhăn của vải sẽ phụ thuộc vào thành phần của mỗi loại vải. Trên thị trường hiện nay, vải cotton được sản xuất theo nhiều loại khác nhau. Phụ thuộc vào từng tỷ lệ phần trăm cotton sẽ có độ nhăn khác nhau. 

Mặt khác, về độ mềm mịn của vải, chiếm tỷ lệ phần trăm cotton càng cao thì độ mềm mịn sẽ ít. Hiện nay, để tăng độ mềm mịn, ít bị nhăn và bền bỉ cho vải thun, nhà sản xuất còn pha chế thêm một số loại sợi khác.

Đối với tính chất hóa học

So với các loại vải pha khác trên thị trường, chất liệu vải cotton khi đốt thường lâu tàn và không có mùi khét, không bị quéo và tạo thành nhựa. Nguyên nhân là bởi vải được làm từ sợi bông nên khi đốt chúng sẽ có màu hồng và bay mùi gỗ. Kết quả, chất liệu vải này sẽ nhanh chóng mịn ra và tan sạch.

Nhờ tính chất này, nhiều người tiêu dùng, kinh doanh đã sử dụng để nhận biết được đâu là vải cotton chất lượng, đâu là vải kém chất lượng. Đối với vải cotton có thành phần tự nhiên 100%, sẽ có tính chất hóa học như chúng tôi vừa mới chia sẻ ở trên. Thế nhưng, với loại vải pha từ sợi tổng hợp thì khi đốt sẽ bay mùi khét nhựa và chúng sẽ đẻ lại tàn nhựa sau khi đốt. 

Chất liệu vải cotton khi đốt thường lâu tàn và không có mùi khét, không bị quéo
Chất liệu vải cotton khi đốt thường lâu tàn và không có mùi khét, không bị quéo

Ưu nhược điểm của vải cotton

Dưới đây, công ty Hoa Anh Đào sẽ chia sẻ rõ một số ưu nhược điểm nổi bật của chất liệu vải cotton để các bạn quan tâm có thể nắm rõ.

Về ưu điểm của vải cotton

  • Khả năng thấm hút mồ hôi của vải thun tốt.
  • Vải thun có khả năng giảm nhiệt.
  • Đem lại cảm giác thoải mái cho người mặc.
  • Độ bền của vải cotton cao.

Khi mặc quần áo được làm bằng chất liệu vải thun sẽ có khả năng thấm hút mồ hôi tốt. Độ bền của vải cao, mềm mại và nhanh khô. Chất liệu vải này cũng được đánh giá cao, phù hợp với nhiều đối tượng. Bên cạnh đó, vải cotton còn là chất vải an toàn cho sức khỏe con người. Là sự lựa chọn hàng đầu và được các chuyên gia khuyên dùng cho trẻ nhỏ, trẻ em có làn da nhạy cảm.

Đặc biệt, vào mùa hè, vải thun giúp hút ẩm, thông thoáng, hạ nhiệt và đem lại cảm giác thoải mái, mát mẻ cho người mặc. Vào mùa đông, vải cotton còn có khả năng giữ ấm nhờ độ dày chất liệu vải. Quần áo cotton vừa giữ ấm lại vừa thông thoáng không gây cảm giác khó chịu cho người mặc.

Vào mùa đông, vải cotton còn có khả năng giữ ấm nhờ độ dày chất liệu vải
Vào mùa đông, vải cotton còn có khả năng giữ ấm nhờ độ dày chất liệu vải

Về nhược điểm vải cotton

Nhược điểm lớn nhất của chất liệu vải cotton chính là giá thành hơi cao. Lý do là bởi vải thun có thành phần tự nhiên là bông. Thường tỷ lệ cotton càng nhiều thì giá thành vải sẽ càng cao. Dĩ nhiên, để mua được mức giá phù hợp, vải cotton còn được sản xuất ra nhiều loại để người tiêu dùng thỏa sức lựa chọn.

Phân loại vải cotton trên thị trường hiện nay

Vải cotton trên thị trường hiện nay được chia làm các loại cơ bản sau:

Chất liệu vải 100% cotton

Các nhà nghiên cứu gọi sợi bông là sợi xenlulozo. Sợi cotton lại có nguồn gốc từ quả bông tự nhiên nên những sản phẩm được làm từ 100% chất liệu cotton sẽ có khả năng thấm hút mồ hôi tốt. Phù hợp với thời tiết nóng bức như ở Việt Nam.

Chất liệu vải thun 100% thường có giá thành cao và được cho vào danh sách các mặt hàng cao cấp. Vải 100% cotton chỉ có ở những thương hiệu nổi tiếng đánh trọng tâm chất lượng sản phẩm mới ứng dụng. Thường vải 100% cotton được dùng cho may túi xách hoặc may mặc.

Chất liệu vải cotton CVC

Sợi vải pha CVC vừa mang tính chất của hai loại sợi cấu thành là PE và cotton. Thành phần chính của vải CVC là: 35% chất liệu xơ PE và 65% chất liệu xơ cotton. Giá thành của chất liệu vải CVC cotton này khá cao bởi nó có chất liệu cotton chiếm đến 65%. Do đó, loại vải cotton này được ứng dụng nhiều trong may áo cao cấp.

Chất liệu vải TC cotton

Đây là chất liệu vải cotton trung bình được sử dụng để làm áo thun. Loại vải TC này hay đựng ứng dụng trong ngành may mặc Việt Nam. Thành phần chính của vải TC như sau: 65% xơ PE, 35% xơ cotton. Với công thức lẫn tỷ lệ pha này, người tiêu dùng vãn cảm nhận được độ mềm mại của chất vải và xen lẫn độ “đứng vải” của chất liệu vải PE.

Chất liệu vải PE

Thường các sản phẩm được làm từ chất liệu vải PE có độ bền cao. Thành phần chính của vải là 100% sợi PE. Chúng ít bị nhàu và vải không bị co lại Khi sử dụng. Giá thành của vải PE phải chăng nên loại vải này cũng được sử dụng phổ biến trên thị trường. 

Vải cotton trên thị trường hiện nay được chia làm 4 loại cơ bản
Vải cotton trên thị trường hiện nay được chia làm 4 loại cơ bản

Hướng dẫn cách bảo quản vải cotton

Khi giặt đồ làm từ chất liệu vải cotton, bạn không nên ngâm đồ áo trong thời gian quá lâu với xà phòng. Bởi lẽ, nếu bạn ngâm chúng quá lâu màu lẫn hoa văn họa tiết có trên vải sẽ bị phai. Vậy nên, các chuyên gia khuyên bạn chỉ nên ngâm trong vòng vài phút rồi mới đem giặt.

Trước khi tiến hành giặt quần áo làm từ sợi cotton, bạn nên thao tác phân loại. Đặc biệt, bạn nên ưu tiên giặt đồ trắng riêng để tránh tình trạng bám màu từ những bộ quần áo khác.

Bạn nên dùng các loại bột giặt với độ PH trung tính. Bởi lẽ, nếu dùng hóa chất quá mạnh, độ bền của vải cotton sẽ bị giảm sút. Lâu dần, dẫn đến hiện tượng mục, hỏng, màu quần áo bị loang lổ, phai khi giặt.

Bạn nên chọn phơi quần áo cotton tại nơi thoáng mát và khô ráo. Tránh để ánh nắng mặt trời quá gắt chiếu vào. Chúng sẽ không đảm bảo được độ bền cho quần áo trong suốt quá trình bạn sử dụng.

Kết luận:

Với những chia sẻ trên, có thể thấy vải cotton là chất liệu được ứng dụng phổ biến nhất trong lĩnh vực may mặc. Vì nhiều tính năng nổi bật như khả năng thấm hút mồ hôi tốt, chất liệu vải chất lượng, giá thành phải chăng, đa dạng chủng loại, lâu hỏng và giặt nhanh khô. Nếu còn điều gì thắc mắc hoặc muốn tìm hiểu thêm về chất liệu vải này, vui lòng liên hệ cho Hoa Anh Đào theo địa chỉ sau để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời bạn nhé!